Nhớ lại vài năm trước đây, cứ đến mùa gặt, mùa cấy, trên các cánh đồng vùng đồng bằng sông Cửu Long, hàng trăm người dân lại đổ ra đồng làm việc. Thế nhưng, hiện nay, tại nhiều xã, cứ đến mùa vụ, cả cánh đồng bát ngát chỉ còn vài chiếc máy cấy, máy gặt đập liên hợp cần mẫn làm việc. Anh Đỗ Văn Được, xã Phú Cường, Tam Nông, Đồng Tháp chỉ vào hai chiếc máy cấy, gieo sạ hiệu Yanmar (Nhật Bản) và cho hay, chỉ trong một vụ, hai “ngựa chiến” này của anh có thể cấy được tới 300ha, tức bằng công sức của cả trăm người trước đây. “Đúng là giấc mơ của chúng tôi đã thành hiện thực!” - anh Được phấn khởi nói.

Muốn làm nông cũng phải có kiến thức

Triệu Quý (28 tuổi, quê Thái Nguyên), đang làm việc ở nông trại vùng Margaret river, Tây Úc, cho biết: “Muốn đi qua làm nông không phải chuyện đơn giản. Bạn phải có chứng chỉ IELTS tối thiểu 4.0, phải có sẵn khoảng 20 triệu đồng để làm thủ tục, giấy tờ và những chi phí khác. Mình cũng đã có kinh nghiệm làm nông từ nhỏ nên mới tự tin qua đây".

Quý thu hoạch chanh ở nông trại tại TP.Mildura, bang Victoria, Úc.

Quý cho biết theo diện visa 462 (lao động và nghỉ dưỡng), người trẻ từ 18-30 tuổi được phép sang Úc lao động, có xác nhận đã học đại học, cao đẳng. Nếu mong muốn làm trong các nông trại, bạn còn cần phải có nhà thầu nhân sự uy tín, đảm bảo luôn có việc làm cho mình.

Lương trung bình Quý nhận được hằng tháng là 50 triệu đồng. Đi làm nông trại tại nước ngoài còn mang lại cho Quý những trải nghiệm thú vị về những người địa phương thân thiện. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là vẫn phải học tốt tiếng Anh để không bị cô lập, gây ra stress cho bản thân.

Nguyễn Thị Xuân (26 tuổi, quê Hà Nội) cũng là người làm trong một nông trại tại Úc theo diện nhân lực có tay nghề. Mỗi ngày làm 8 tiếng, Xuân được nghỉ 45 phút buổi trưa. Công việc của Xuân là chọn lọc kỹ, đóng gói thật đẹp cho loại nho Ralli đắt và quý hiếm. Đến lúc thu hoạch, Xuân tỉa những quả hư hỏng, không đúng màu.

Giống nho Ralli ở Úc đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao để chăm sóc, thu hoạch, đi kèm mức lương tốt

Năm 2017, khi vừa tròn 18 tuổi, Xuân xin visa 462 cho người lao động để sang Úc làm nông. Khi đang làm việc tại một nông trại, được 3 tháng, không thể nâng cao tay nghề vì chưa từng làm nông, Xuân bị chủ nông trại phàn nàn, đành tạm về nước. Xuân mất 50 triệu đồng bao gồm chi phí ăn ở, đi lại. Vì yêu cuộc sống ở Úc, cô về Việt Nam ôn thi, quyết định tham gia học cao đẳng ngành nông lâm, và tiếp tục xin qua Úc làm việc được hơn 3 năm.

“Lần bị yêu cầu trở về nước, mình đã rất sợ hãi. Vì thế, mình tìm hiểu, dù bất kỳ làm công việc gì tại Úc, bạn đều cần phải có bằng cấp. Mình nghĩ, học tập vẫn luôn là điều ưu tiên của các bạn trẻ trước khi quyết định đi làm kiếm tiền”, Xuân kể.

Làm việc nông trại yêu cầu sức khoẻ và sự bền bỉ

Lê Thu Hân (20 tuổi) đang là du học sinh tại ĐH Yonsei (Seoul, Hàn Quốc), vì muốn kiếm thêm thu nhập nên trong những ngày nghỉ hè đã xin vào làm nông trại. Đa số nông trại tại Hàn Quốc đều cách xa trung tâm thành phố khoảng 100km. Vì vậy, mỗi ngày đi làm, Hân phải dậy từ lúc 4 giờ sáng đi với xe đưa rước của nông trại để tới nơi làm việc.

Hân được đi khắp các nông trại ở Hàn Quốc để hái dâu, hái táo, trồng tỏi… Nhưng cũng có những ngày Hân chỉ đi hái lá táo là đã kiếm được tiền. Mỗi sáng sẽ được quản lý nông trại phát một gói mì tôm để ăn, buổi trưa người lao động tự ăn cơm riêng. Khi làm công việc hái lá táo, Hân phải cực kỳ nhẹ tay, tránh làm rụng quả. 10 tiếng làm việc, Hân được khoảng 1,5 triệu đồng.

Hân cho biết, ở Hàn Quốc vào tháng 5 đến tháng 6 rất nhiều nông trại tuyển lao động thời vụ. Chỉ trong 2 tháng, người trẻ có thể kiếm được gần 50 triệu đồng. Còn những người làm cố định, toàn thời gian. Mỗi tháng thu nhập trung bình 40 triệu đồng, được cung cấp chỗ ở.

Tuy nhiên, vì sức khoẻ yếu, cuối tháng thứ 2, gần hết hợp đồng, Hân đã cảm thấy chán nản. Một hôm, vì cảm thấy mệt mỏi, Hân không thể thức dậy sớm đi làm. Dù đã xin phép người quản lý, nhưng Hân vẫn bị trừ 50% lương và không được tiếp tục làm. Trong hợp đồng quy định, có những ngày cao điểm, người lao động không được phép nghỉ nếu không có giấy xác nhận đau ốm của bệnh viện hoặc gặp vấn đề lớn trong gia đình.

"Làm nông cũng như bao công việc khác, cần thể lực nhiều hơn và làm trong môi trường nắng, gió. Đối với người yêu thiên nhiên thì đó lại là một công việc mang lại niềm vui. Đối với mình lại là quá sức, vì mình chưa biết chút gì về lao động ở những nông trại, nông trường", Hân ngậm ngùi kể.

Trần Thuý Linh (27 tuổi, quê Gia Lai) làm việc tại một công ty chuyên sản xuất rau hữu cơ của Nhật Bản đặt tại Đài Loan. Linh mong muốn đến Đài Loan để làm việc lấy kinh nghiệm. Dù học và làm đúng chuyên ngành, nhưng Linh vẫn chưa được làm việc tại các nông trường lớn, có địa hình khó. Vì địa hình vùng núi, lại đòi hỏi thao tác, di chuyển linh hoạt, trong lúc đi bộ vận chuyển rau giống, Linh trượt chân ngã gãy tay. Linh mất 1 tháng tiếp theo để chữa trị và hồi phục.

"Làm công việc gì cũng phải có hiểu biết, hiểu cả về nghề lẫn sự tương tác với những người trong nghề. Mình nghĩ mọi khó khăn, rắc rối đều bắt nguồn từ thiếu hiểu biết. Một khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dù đi đâu hay làm gì cũng sẽ dễ thở hơn rất nhiều", Linh chia sẻ.

Làm nông nghiệp tại những quốc gia lớn, nhiều bạn trẻ có kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thành phẩm

Lê Vạn Hiền (30 tuổi, quê Đắk Lắk) làm việc nông nghiệp hơn 3 năm tại Úc. Anh cũng đã có dịp đi hết Đông Nam Á cùng nhiều quốc gia khác trong 7 năm qua để hiểu cuộc sống lao động tại nước ngoài.

Hiền cũng là một người năng nổ chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn trẻ trên mạng xã hội khi có ý định sang nước ngoài làm nông nghiệp. Đối với Hiền, nông nghiệp tại Úc mang lại rất nhiều trải nghiệm mới. Những khoảnh khắc một mình trên công nông lái tự động, thu hoạch 1.000 ha nông sản khiến cậu hài lòng về việc ra nước ngoài làm nông.

"Công việc là sự lựa chọn. Chọn công việc phù hợp với khả năng của mỗi người thì sẽ không có vấn đề quá lớn xảy ra. Phải xác định được lý do tại sao bạn phải ra nước ngoài. Nếu đến để trải nghiệm, tinh thần thoải mái, mọi khó khăn cũng không phải là vấn đề", Hiền khẳng định.

Nông dân vốn là những người lao động cần mẫn quanh năm, nghỉ lễ đối với chúng tôi là một việc xa vời. Thế mà chúng tôi vẫn hạnh phúc hơn những người thất nghiệp ở thành phố. Trong không khí tưng bừng của ngày nghỉ lễ Chiến thắng 30 tháng 4 và Quốc tế lao động 1 tháng 5, với cờ xí, biểu ngữ rợp trời cùng các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti-vi, ra-đi-ô… luôn nhắc về việc nghỉ lễ làm lòng người vui thêm với khí thế hào hùng của dân tộc. Quốc lễ, gắn liền với việc cán bộ công nhân viên cả nước được nghỉ lễ hai ngày liên tiếp. Một số nơi, một số ngành nghề lại được nghỉ luôn cả ngày thứ Sáu, tạo ra một dịp nghỉ dài ngày nhất trong năm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán. Đây là dịp tốt để dòng người tấp nập đổ về quê hay các khu vui chơi giải trí và du lịch. Quê tôi, một vùng nông thôn giáp danh thành phố nhưng kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp trồng lúa. Hai ngày lễ liên tiếp này hàng năm này và đặc biệt là ngày Quốc tế lao động thì bà con chúng tôi vẫn làm việc bình thường như những chú ong thợ chăm chỉ từ bao đời. Những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì không thể ngồi ở nhà hay bỏ đi chơi khi lúa ngoài đồng sắp đến giai đoạn làm đòng, bà con rủ nhau ra đồng để bón phân, thăm đồng lúa xem có bị sâu bệnh để kịp thời phòng chống. Ruộng ngô, ruộng khoai cũng cần vun xới, tưới tiêu nước cho đảm bảo cây màu phát triển tốt, cho năng suất cao….

Người nông dân luôn là người có những việc làm khó nặng nhất. Những lúc nông nhàn thì rủ nhau đi làm thuê, cứ có ai thuê việc gì là làm bất kể lúc nào, cốt là bỏ sức lao động ra để lấy lại những đồng tiền công đầy mồ hôi để chi tiêu trong nhà, khá hơn là tích lũy hay có người còn gửi tiền nuôi con ăn học ngoài thành phố. Có tổ chức hơn là cánh thợ xây. Nói là “có tổ chức” nhưng thực ra là một nhóm người khéo tay, hay làm rủ nhau hợp thành một nhóm nhận thầu xây nhà cửa, các công trình phụ và công trình chăn nuôi trong vùng. “Tổ chức” này do một người nhanh nhẹn, biết tính toán đứng ra làm chủ thầu lo việc và trả công cho anh em trong nhóm. Thợ xây có việc làm là tốt rồi, họ cũng cố gắng tranh thủ ngày nắng đẹp để xây nốt công trình đang dở dang cho kịp tiến độ với chủ nhà.

Gia đình nào khấm khá thì có thể mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ hay sắm một số máy móc phục vụ bà con trong vùng như máy xay sát gạo, máy cày, xe công nông, máy khoan giếng, máy trộn bê tông… nhưng họ cũng không chịu nghỉ lễ vì công việc luôn yêu cầu họ phải làm việc mới có thể kiếm tiền.

Mấy năm nay, có công ty giầy da và may mặc về xây dựng nhà máy trên địa bàn trong huyện. Nhà máy cần rất nhiều công nhân, thế là các chàng trai, cô gái nông thôn bỗng trở thành công nhân nhà máy. Họ đi làm theo ca, làm ở nhà máy một ca, thời gian còn lại vẫn có thể tranh thủ việc đồng áng. Được dịp nhà máy cho nghỉ lễ, họ tranh thủ ra đồng để hoàn tất các công việc làm vội vã hay chưa thể làm trong các ngày trước đó.

Thế mà chúng tôi vẫn hạnh phúc hơn những người thất nghiệp ở thành phố. Nhà ông Phúc phải gửi gạo chu cấp cho vợ chồng anh Thọ ăn từ sau Tết đến nay vẫn chưa kiếm được việc làm vì nhà máy giảm biên chế. Hay anh Chiến trong là người trong làng được học hành tử tế, đi làm mấy năm nay trên thành phố cũng vừa mới bị cơ quan cho nghỉ việc vì khó khăn của nền kinh tế nói chung. Nông dân vốn là những người lao động cần mẫn quanh năm, nghỉ lễ đối với chúng tôi là một việc xa vời. Chúng tôi xác định “Lao động là vinh quang”, chỉ có lao động thì mới rèn luyện con người khỏe mạnh, chỉ có lao động mới tạo ra của cải vật chất cho gia đình và cho xã hội. Chúng tôi hưởng trọn niềm vui của không khí nghỉ lễ qua thông tin trên chiếc ti-vi hàng đêm gia đình vẫn quây quần bên nhau sau một ngày dài lao động. Đỗ Minh Thuyết - MS 176 Bài dự thi Đôi mắt và cuộc sống

Thành tựu về tăng trưởng kinh tế rõ nét trong những năm qua là bằng chứng cho chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập của nước ta. Cụ thể, xét GDP bình quân đầu người năm 2008, Việt Nam mới đạt trên 1.000 USD, đến năm 2015 đã đạt khoảng 2.300 USD. Chỉ số này đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế cũng thừa nhận, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục bởi “những hạn chế này đã tác động bất lợi tới phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua và có thể còn tác động bất lợi lâu dài”.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chưa thực sự chủ động, chưa tận dụng được lợi thế và giải quyết tốt các quan hệ kinh tế tiềm năng.

Có những thời điểm chúng ta tập trung vào các lợi ích mang tính ngắn hạn như cắt giảm thuế quan mà chưa chú trọng đúng mức đến các mục tiêu dài hạn như nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, cải cách môi trường, thể chế trong nước, khả năng thích ứng nhanh của nền kinh tế với biến động bên ngoài.

Bên cạnh đó, có thời gian chúng ta tập trung các nỗ lực hội nhập kinh tế vào khu vực Đông Á làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào các nền kinh tế lớn trong khu vực về nguồn nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ… Sự tập trung này tạo hiệu ứng cộng hưởng với các căn nguyên khác dẫn đến tỉ trọng nhập siêu của Việt Nam tăng cao từ một số đối tác trong khu vực Đông Á.

Một thành viên trong Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế về kinh tế cũng cho rằng, việc hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện căn bản, hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn. Tăng trưởng phần nhiều dựa vào các yếu tố như: tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức.

Vấn đề về sức cạnh tranh của nền kinh tế, ông Trần Quốc Khánh cho rằng, chúng ta đang thiếu các ngành kinh tế, doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới, chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành khác cùng phát triển. Trong khi đó, một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm như: nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép…

Đánh giá về quá trình thực thi các FTA, ông Khánh nhìn nhận, các FTA mà Việt Nam tham gia thời gian đầu chủ yếu là ở khu vực châu Á, trong khuôn khổ ASEAN. Thực tế quá trình thực thi cho thấy, việc tận dụng cơ hội từ các hiệp định với ASEAN, ASEAN chưa rõ rệt, tỷ lệ tận dụng ưu đãi còn thấp. Đây cũng là vấn đề được dư luận rất quan tâm trong thời gian qua.

Nguyên nhân của thực trạng này theo lý giải của ông Trần Quốc Khánh là do những hiệp định Việt Nam tham gia trước đây chủ yếu là trong khu vực ASEAN, phần lớn là các đối tác có nền kinh tế trùng lặp, cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam nhiều hơn bổ sung. Nếu sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam yếu hơn thì sẽ khó tận dụng.

Khắc phục “khoảng trống” pháp lý trong thực thi các cam kết

Trước những hạn chế đã nhìn nhận được, tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế về kinh tế diễn ra ngày 26/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã đề nghị Văn phòng Ban Chỉ đạo có báo cáo về việc rà soát hoàn thiện văn bản pháp luật của các bộ, ngành như một báo cáo độc lập với báo cáo của Bộ Tư pháp để có lộ trình sửa đổi, lấp đầy lỗ hổng pháp luật trong thực thi các cam kết.

Phó Thủ tướng cho rằng đây là nhiệm vụ rất quan trọng, đặt lên trên nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với các FTA để từ đó khuyến cáo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị những gì để tận dụng cơ hội về tự do thương mại mang lại.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về các FTA, cần thiết thì phải có website có tính tương tác với người dân và doanh nghiệp và biên soạn cẩm nang tích hợp các nội dung hiệp định theo chuyên đề…

Ông Trần Quốc Khánh cũng thông tin thêm, hiện 2 hiệp định chưa có hiệu lực là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA).

“TPP đang trong quá trình phê chuẩn. Để bảo đảm tính chủ động trong việc xây dựng quy định pháp luật phù hợp với cam kết trong TPP, chúng tôi đã ban hành danh mục văn bản phải sửa đổi, bổ sung khi TPP có hiệu lực”, ông Khánh đề nghị.

Với EVFTA, các bên đàm phán đang hoàn tất việc rà soát pháp lý. Phiên rà roát pháp lý lần thứ 2 sẽ diễn ra vào tháng 9 với mục tiêu kết thúc rà soát pháp lý vào cuối năm 2016, phê duyệt hiệp định vào năm 2017 và chính thức thực thi hiệp định từ 2018.

Một điểm đáng chú ý với EVFTA là sự kiện Anh rời khỏi EU sẽ tác động như thế nào đối với Việt Nam, tới EVFTA? Trả lời câu hỏi này, ông Khánh cho hay chừng nào Anh chưa rời EU thì Anh vẫn sẽ là thành viên của EU. EVFTA không có lý do gì mà bị điều chỉnh, thay đổi. Vì thế, đoàn đàm phán vẫn tích cực thực hiện các công việc để hoàn tất hiệp định. Khi nào Anh rời khỏi EU, nếu cần sửa đổi gì trong hiệp định thì chúng ta sẽ ngồi với EU.