Trong tổng số 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Hà Tĩnh vinh dự có 12 đồng chí là con em quê hương trúng cử, trong đó 11 đồng chí là Ủy viên chính thức và 1 đồng chí Ủy viên Dự khuyết.

Tỉnh Hà Tĩnh tiếp giáp với những tỉnh nào?

Dựa theo vị trí địa lý của tỉnh thì tỉnh Hà Tĩnh tiếp giáp phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An và phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Hà Tĩnh thuộc miền nào đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi  để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Hưng Hà là vùng đất cổ, được bao bọc bởi 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý. Nhân dân Hưng Hà tự hào với bề dày truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước, cách mạng; nơi đây đã sinh ra biết bao danh nhân tuấn kiệt làm rạng danh quê hương. Truyền thống ấy chính là điểm tựa để đời nối đời các thế hệ người dân Hưng Hà vượt qua gian khó tiếp tục vươn lên.

Từ năm 40 đầu Công nguyên, nữ tướng Vũ Thị Thục đã chọn vùng đất Đa Cương  để dấy binh khởi nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Đông Hán, được Hai Bà Trưng phong tước hàm “Đông Nhung Đại tướng quân”. Những năm 542 - 544, tại xã Hồng Minh, Lý Bí đã lập căn cứ đánh đuổi giặc Lương, lập nên nước Vạn Xuân - nhà nước độc lập đầu tiên ở Việt Nam, lên ngôi vua - vua Lý Nam Đế. Hưng Hà còn là nơi sinh ra Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Điều, những danh tướng có công dựng nghiệp nhà Lý. Đặc biệt, đây là vùng quê phát tích và dựng nghiệp nhà Trần, một vương triều cường thịnh, võ công oanh liệt vào bậc nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam, gắn với tên tuổi của những danh nhân sáng nghiệp nhà Trần là Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Bên cạnh đó, hành cung Lỗ Giang, xã Hồng Minh còn là nơi thờ 7 vị vua nhà Trần, nơi tưởng niệm Khâm Từ Bảo Thánh Thái Hậu (mẹ vua Trần Anh Tông) Bảo Từ Thuận Thánh Thái Hậu (hoàng hậu của vua Trần Anh Tông) là những vị quốc mẫu nổi tiếng thời Trần đã mất tại đây. Nhân dân Hưng Hà còn tự hào là vùng quê “văn hiến truyền gia”, hiếu học, khoa bảng, nơi sinh ra nhiều người con ưu tú đỗ đạt, thành danh, tiêu biểu là Tam nguyên Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, nhà văn hóa Nguyễn Tông Quai, Tiến sĩ Lê Trọng Thứ, nhà bác học Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn, Kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm...

Cùng với truyền thống văn hóa, văn hiến, truyền thống yêu nước nồng nàn đã trở thành động lực tinh thần to lớn để nhân dân Hưng Hà sớm giác ngộ cách mạng. Từ năm 1928, Hưng Hà đã có Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; tháng 7/1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Thần Duyên được thành lập, là 1 trong 6 chi bộ ra đời sớm nhất ở Thái Bình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc biểu tình của nông dân Tiên - Duyên - Hưng nổ ra nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 gây tiếng vang lớn trong cả nước, được coi là mạnh nhất Bắc Kỳ, là 1 trong 2 cuộc biểu tình lớn nhất đầu tiên của nông dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có ý nghĩa lớn, mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 - 1931. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hưng Hà đã kiên cường, bất khuất trong đấu tranh, giành nhiều thắng lợi trong các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945. Khi thời cơ cách mạng chín muồi, đêm ngày 19/8/1945 ở Duyên Hà và sáng ngày 21/8/1945 ở Hưng Nhân, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, nhân dân Hưng Hà đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Hưng Hà đã tiễn đưa hơn 50.000 người con lên đường thực hiện nghĩa vụ ở khắp các chiến trường, trong đó hơn 6.000 người  đã anh dũng hy sinh, hơn 3.000 người trở thành thương binh, bệnh binh, hơn 2.000 người nhiễm chất độc hóa học, 607 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Huyện Hưng Hà và 8 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là những mốc son ngời sáng, là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và nhân dân trong huyện.Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tự hào và phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp qua các nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hưng Hà đã đồng lòng nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, tổng giá trị sản xuất bình quân ước tăng 10,93%/năm; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 17,25%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 56 triệu đồng/năm;  hộ nghèo giảm còn 2,05%; lao động có việc làm đạt 97,62%.

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, Hưng Hà còn tập trung phát triển du lịch gắn với các di tích trọng điểm: đền Trần, đền Tiên La, khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn, hành cung Lỗ Giang... nhằm kết nối vùng, mở rộng giao thương và giao lưu văn hóa. Hiện nay huyện đang thu hút một số dự án du lịch như khu đô thị du lịch Tiên La (xã Tân Tiến, xã Đoan Hùng) quy mô gần 140ha, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng; khu đô thị du lịch thương mại khoáng nóng Hưng Hà (các xã Duyên Hải, Tân Tiến, Đoan Hùng) quy mô 78ha, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng; khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Wyndham Lynn Times Thái Bình (xã Duyên Hải, xã Văn Cẩm) quy mô khoảng 320ha, tổng mức đầu tư gần 2.800 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Kim Nhận, Bí thư Đảng ủy xã Duyên Hải cho biết: Duyên Hải có mỏ nước khoáng nóng để khai thác và sử dụng là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại. Thời gian qua, xã tập trung cao giải phóng mặt bằng, tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường tạo điều kiện cho các công ty khai thác và phát triển trở thành trung tâm phát triển dịch vụ du lịch thương mại của xã. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bổ sung các quy hoạch tạo thuận lợi nhất cho các dự án vào đầu tư.

Ông Phạm Cao Quân, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà cho biết: Để đạt được kết quả trên, chúng tôi đã tập trung quy hoạch vùng sản xuất và tích tụ ruộng đất, ban hành các cơ chế hỗ trợ để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tích cực mời gọi các nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp và các nhà đầu tư thứ cấp tham gia đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án có suất đầu tư lớn, giá trị tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường; thường xuyên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn về giải phóng mặt bằng; mở rộng hệ thống giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội  trong thời gian tới.

Ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà

Ông Nguyễn Phú Thú, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà

Thêm bài hát vào playlist thành công

Ơi con sông Lam và sông La, chung một dòng cuộn chảy. Ôi mười lăm năm ấy, biết mấy vui buồn. Ơi con sông Lam và sông La, chung một dòng về biển. Mười lăm năm ấy, biết mấy nghĩa tình. Bao cay đắng ngọt bùi khi đào sông đắp đập, khi xẻ núi đắp đường mồ hôi hoà máu thắm. Bát cơm chưa đầy đặn bao nhiêu lần phải sẻ san. Nắng đốt và mưa chan dựng nên làng nên phố. Có lời nào mà nói hết những điều xa xôi. Những ngày ta bên nhau, thắm đượm mối tình. Mai em về Hà Tĩnh, anh ở lại Nghệ An. Dòng Lam và dòng La như chung lòng ngưng chảy. Mai em về Hà Tĩnh, anh ở lại Nghệ An. Dòng Lam và dòng La như chung một nhịp tiếng đàn.