Cả 3 bệnh lý này đều là bệnh truyền nhiễm gây nên bởi virus. Nếu khi mang thai mà người mẹ mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ gây dị tật thai nhi, sinh non, thai lưu,...

Vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván

Khi bị bệnh bạch hầu, vi khuẩn sẽ tiết ra ngoại độc tố vào trong máu khiến cho thận, cơ tim, dây thần kinh bị nhiễm độc, do đó tăng nguy cơ tử vong. Bệnh ho gà lây truyền qua đường hô hấp, có thể dẫn đến thiếu oxy gây ra bệnh não và tử vong. Bệnh uốn ván là một trong các nguyên nhân gây tử vong sơ sinh vì bị rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp, ngưng tim,...

Cả 3 bệnh lý này đều tương đối nguy hiểm nên việc tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván trước khi mang thai là cần thiết. Có thể tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván trước khi mang thai 3 tháng hoặc nếu tiêm khi mang thai thì tiêm vào thời điểm 24 - 36 tuần.

Vắc xin có thể gây hại cho thai nhi không?

Không nên tiêm một số loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin virus sống cho phụ nữ mang thai, vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. (Vắc-xin sống được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng vi-rút sống). Một số vắc-xin có thể được cung cấp cho người mẹ trong tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, trong khi những loại khác chỉ nên được tiêm ít nhất ba tháng trước hoặc ngay sau em bé chào đời.

Mang thai khi mới tiêm phòng, nên làm gì?

Từ thông tin ở trên có thể thấy rằng các mũi tiêm trước khi mang thai gồm: vắc xin cúm, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu. Thời điểm tốt nhất để tiêm các loại vắc xin này trước khi mang thai tối thiểu là 1 tháng.

Riêng với vắc xin cúm và viêm gan B thì trong quá trình mang thai, nếu chưa kịp hoàn thành tiêm chủng thì thai phụ vẫn có thể tiêm bù. Với vắc xin thủy đậu, nếu chưa tiêm phòng mà biết đã mang thai thì tuyệt đối không được tiêm bù.

Những trường hợp khi đã tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella, vắc xin thủy đậu chưa lâu thì phát hiện mình mang thai (chưa được 1 tháng) thì thai phụ nên thông báo với bác sĩ để có hướng theo dõi thai kỳ cẩn thận. Hiện không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp này.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu cụ thể hơn về các mũi tiêm trước khi mang thai hoặc đặt lịch tiêm phòng cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết và xác nhận lịch tiêm phòng nhanh chóng.

Tiêm phòng vắc xin cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho bé trong 9 tháng thai kỳ. Bà bầu nên theo dõi lịch và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin từ quá trình lên kế hoạch đến hết thời kỳ mang thai.

Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Tiêm phòng trước khi mang thai là sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai. Giai đoạn thai kỳ là thời điểm hàng rào đề kháng của người phụ nữ hoạt động yếu nên dễ mắc các bệnh lý, có thể lây nhiễm sang thai nhi khiến cho thai kỳ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.

Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là cách để bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi trước các bệnh lý nguy hiểm

Không những thế, việc mẹ tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời có một lượng kháng thể ngắn hạn để sức khỏe của trẻ được bảo vệ an toàn.

Đây chính là những lợi ích thiết thực mà việc tiêm phòng trước khi mang thai đem lại. Vì thế, nếu phụ nữ có ý định mang thai thì tốt nhất nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai.

Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất

Sau khi vắc xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, trước và trong khi mang thai, thai phụ nên tiêm một số loại vắc-xin phòng tránh các bệnh nguy hiểm như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, Rubella, sởi, thủy đậu, HPV, viêm gan B,... Nếu bỏ qua các mũi vắc-xin này, bé sinh ra sẽ các bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ho gà và Rubella bẩm sinh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Các mũi tiêm trước khi mang thai nên tiêm phòng

Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe trong thai kỳ, phụ nữ nên lưu ý đến các mũi tiêm trước khi mang thai sau:

Trong quá trình mang thai nên tiêm vắc xin gì?

Để chuẩn bị cho sự ra đời của một đứa bé khỏe mạnh, người mẹ nên tiêm dự phòng đầy đủ các loại vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai vẫn có thể tiêm các loại vacxin này, dự phòng bệnh tật không bao giờ là muộn.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!