Là người giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang là một trong những lãnh đạo bản lĩnh, gắn bó cùng tập đoàn trong nhiều năm và để lại những dấu ấn quan trọng.

Niềm tin vươn tầm thế giới của CEO Vingroup

Niềm tin vững mạnh về khả năng và nội lực của người Việt.

Cùng chung đường lối và tư duy phát triển của toàn bộ Tập đoàn Vingroup cũng như chủ tịch Phạm Nhật Vượng, ông Nguyễn Việt Quang từng chia sẻ về tiềm năng để vươn tầm thế giới của người Việt như sau: “Khối kinh tế tư nhân của Việt Nam vẫn còn nhỏ, nhưng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ vì tiềm năng còn lại rất lớn. Quan điểm của chúng tôi là những gì các doanh nghiệp nước ngoài làm được thì người Việt chúng ta cũng sẽ làm được.”

Phó chủ tịch Vingroup Nguyễn Việt Quang nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ, khoa học vào đổi mới để tạo ra những đột phá lớn ngay từ khâu vận hành. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang từng bước tới gần với cả thế giới cũng như Việt Nam.

Về phát triển deep-tech trong lĩnh vực công nghệ, CEO Vingroup cho biết tập đoàn sẽ xem xét một loạt các công nghệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển, bao gồm ứng dụng AI cho an ninh, phân tích dữ liệu, giáo dục, tự động hóa, công nghiệp ô tô, công nghệ ứng dụng và thiết bị thông minh (nhà ở thông minh, IoT, điện thoại thông minh...). Ngoài ra, công nghệ cũng phải được áp dụng để cải tiến vào những lĩnh vực hoạt động mạnh của Vingroup như là bán lẻ, medtech, khách sạn và nông nghiệp.

Một số nghiên cứu AI dựa trên công nghệ nền tảng giúp Vingroup tập trung vào R&D cho các công nghệ sinh trắc học, nhận dạng giọng nói, phát hiện hành vi, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận dạng văn bản, phân tích hình ảnh y tế, phân tích dữ liệu lớn, công nghệ chatbot dựa trên AI...

Do lĩnh vực AI và dữ liệu lớn cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của thế giới và các công ty Việt Nam, việc thu hút đầu tư về cả chi phí và nhân lực, vật lực đều được Vingroup tạo điều kiện hàng đầu. Nhiều chuyên gia từ những công ty công nghệ lớn ở Mỹ cũng như các viện nghiên cứu trên thế giới được mời đến làm việc tại Việt Nam. Nhờ vậy, các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất thế giới sẽ sớm được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tại thị trường nước ta.

Xem thêm: Cổ phiếu VIC tăng sau khi VinFast mở bán ô tô điện VF e34, Phạm Nhật Vượng có thêm hơn 7.000 tỷ đồng

(CAO) Hôm 14-6, đài Channel News Asia (CNA) đưa tin một nữ du học sinh người Việt Nam đã bị bắt ở Singapore và bị phạt 1800 đô la Singapore vì hành vi ăn cắp ở sân bay quốc tế Changi.

Theo CNA, nữ du học sinh này có tên Nguyễn Thị Ngọc Lan, bị phạt số tiền trên hôm 14-6 sau khi có hành vi ăn cắp tại cửa hàng túi xách Longchamp và các cửa hàng mỹ phẩm khác trong sân bay khi đang quá cảnh (transit) ở đây để bay về Việt Nam trước đó.

Lan sau đó đã nhận tội cho 3 cáo buộc trộm cắp của mình, gồm hành vi trộm cắp ở 3 cửa hàng khác nhau trong sân bay Changi trong vòng 1 giờ cô “du ngoạn” ở đây khi quá cảnh. Một hành vi trộm cắp thứ 4 cũng đang được cân nhắc để đưa ra buộc tội.

Tòa án cho biết Lan là một du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trở về Việt Nam bằng chuyến bay quá cảnh ở Singapore hôm 3-6. Khi chờ chuyến bay về nước, cô đã đi mua sắm ở nhà chờ transit tại sảnh đi số 3 của sân bay này.

Sân bay Changi - Singapore - Ảnh: Mediacorp

Vào lúc 6h21 sáng, cố đã trộm 2 thỏi son và 4 hũ kem lót nền ở cửa hàng Watsons trị giá khoảng 184 đô la Singapore trước khi đến cửa hàng túi xách Longchamp ở cùng sảnh trộm 1 túi xách màu nâu trị giá khoảng 1000 đô la Singapore. Vào khoảng 7h17 phút sáng, Lan đi tiếp đến cửa hàng mỹ phẩm và nước hoa The Shilla ở sảnh đi số 2 lấy cắp lọ nước hoa Givenchy trị giá 159 đô la Singapore.

Cảnh sát cho biết Lan sau đó bị bắt sau khi một nhân viên ở cửa hàng Longchamp thấy cảnh trộm cắp của cô từ camera an ninh. Lan bị bắt sau đó với các đồ vật bao gồm nhiều loại mỹ phẩm, một hộp chocolate của Godiva và một chiếc vòng bạc. Tổng giá trị của các đồ vật được phát hiện lên đến 1665,53 đô la Singapore.

Đáp trả các cáo buộc, Lan nói cô muốn về Việt Nam sớm vì bố đang ốm và mong pháp luật khoan hồng, cho cô ở tù chừng…8 ngày thay vì đóng tiền phạt.

Tội ăn cắp ở Singapore có thể bị phạt tù đến 3 năm và phạt tiền.

Anh Duy (Theo Channel News Asia)

Ngày 9/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam để điều tra đối với Phạm Quang Thiêm (sinh năm 1989) và Đặng Xuân Kiên (sinh năm 1993).

Trong quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện từ năm 2019-2022, Phạm Quang Thiêm thành lập 5 công ty khác nhau với chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Các công ty này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó hoạt động chính là CTCP Newland Group.

Năm 2019, lợi dụng chính sách của Nhà nước cho phép về việc các thửa đất trồng cây lâu năm được làm thủ tục chuyển đổi phân lô, tách thửa nên Thiêm tìm kiếm các thửa đất có diện tích lớn ven các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để phân lô, bán kiếm lời. Để có tiền đầu tư, Thiêm huy động vốn của nhiều người với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng bằng hình thức “ký kết Hợp đồng đầu tư bất động sản” cùng với lời hứa trả lợi nhuận cao từ 10%-120% (trong thời hạn từ 5-30 tháng).

Sau khi nhận tiền góp vốn, Thiêm có thực hiện mua một số thửa đất ở huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang, sau đó phân lô để bán. Tuy nhiên, sau khi bán đất, đối tượng không thực hiện thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận mà chỉ trả lợi nhuận cho một số nhà đầu tư để lấy lòng tin nhằm kêu gọi tái đầu tư.

Quá trình hoạt động, do công ty làm ăn thua lỗ, không còn khả năng thanh lý hợp đồng nên tháng 3/2022 đối tượng tiếp tục thành lập CTCP Newland Group với mục đích tạo vỏ bọc mới để kêu gọi đầu tư và thuê Đặng Xuân Kiên làm người đại diện pháp luật, giữ chức vụ Tổng Giám đốc.

Giai đoạn này, 2 đối tượng liên tục đưa ra các thông tin không đúng sự thật với nhà đầu tư, nhân viên, cộng tác viên của công ty về việc đang đầu tư “Dự án nông trại, nghỉ dưỡng” tại địa bàn các huyện Việt Yên, Lục Ngạn (Bắc Giang) và huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Thiêm và Kiên tổ chức các sự kiện rầm rộ để quảng bá và đưa ra các gói đầu tư kèm theo ưu đãi, phần trăm hoa hồng cao, tặng vàng, đồng thời trực tiếp đưa các nhân viên, nhà đầu tư đến xem các địa điểm mà đối tượng nói tới với mục đích tạo lòng tin cho nhân viên, cộng tác viên, nhà đầu tư có động lực tìm kiếm, kêu gọi thêm vốn. Sau khi nhà đầu tư sập bẫy, đối tượng lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước, chi trả các khoản vay và chi tiêu cá nhân.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xác định từ 15/-17/1/2023, Phạm Quang Thiêm và Đặng Xuân Kiên đã ký kết tổng số 88 hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản, kêu gọi góp vốn của 73 nhà đầu tư với tổng số tiền là trên 33 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án và thông báo để các cá nhân, tổ chức là bị hại (nhà đầu tư) trong vụ án biết, liên hệ giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trước đó, tháng 11/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang nhận được đơn tố giác của công dân trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An tố cáo Phạm Quang Thiêm là Chủ tịch HĐQT CTCP Newland Group cùng với Đặng Xuân Kiên là Tổng Giám đốc công ty đã huy động vốn của nhiều nhà đầu tư bằng hình thức ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản. Sau đó, Thiêm và Kiên không trả tiền theo cam kết mà có dấu hiệu chiếm đoạt.

Về CTCP Newland Group, có địa chỉ tại lô số 02, đường Thanh Niên, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà ở; xây dựng công trình đường sắt; xây dựng công trình đường bộ; xây dựng công trình điện; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác…