Giá Tiêm Hpv Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố trong lĩnh vực Sản Phụ Khoa và Kế hoạch hóa gia đình.
Chi phí tiêm phòng HPV bao nhiêu tiền?
Vắc xin HPV là loại vắc xin luôn nằm trong top vắc xin “siêu hot” được nhiều Khách hàng quan tâm và săn lùng trong nhiều năm qua. Tự hào là Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn uy tín, an toàn và chất lượng hàng đầu Việt Nam, VNVC với nguồn vắc xin ổn định, khách hàng yên tâm vì sẽ được sử dụng những vắc xin chất lượng tốt nhất, được nhập khẩu từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới, với mức giá cạnh tranh và bình ổn ở các Trung tâm VNVC trên toàn quốc.
Hiện VNVC đang có 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (MSD-Mỹ) sản xuất, giúp phòng các bệnh lý đường sinh dục nguy hiểm do virus HPV. Hiện giá vắc xin HPV có sự khác nhau phụ thuộc vào loại vắc xin Khách hàng chọn lựa.
Quý Khách hàng cũng có thể theo dõi Bảng giá tiêm chủng VNVC được niêm yết công khai, cam kết bình ổn giá trên toàn hệ thống, miễn phí khám và nhiều tiện ích tại đây.
Với hơn 180 trung tâm quy mô lớn trên toàn quốc, được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, nguồn vắc xin dồi dào cùng dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tự hào là địa điểm “tiêm chủng vàng” đáp ứng tốt nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh, nâng cao sức khỏe của hàng chục triệu gia đình Việt.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC sở hữu danh mục vắc xin đa dạng với hơn 50 loại vắc xin phòng hơn 40 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, được nhập khẩu từ các hãng vắc xin lớn trên thế giới. 100% vắc xin tại VNVC được lưu trữ và bảo quản trong kho lạnh đạt chuẩn GSP cùng hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) đảm bảo nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C theo yêu cầu nghiêm ngặt của nhà sản xuất. Do đó, Khách hàng có thể yên tâm khi tiêm HPV nói riêng và các loại vắc xin khác nói chung tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC mà không phải lo lắng về việc hết vắc xin, vắc xin không đạt chất lượng hay quên lịch tiêm chủng.
Ngoài ra, 100% Khách hàng tiêm vắc xin tại VNVC sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm khám sàng lọc miễn phí trước tiêm chủng và chỉ định tiêm chủng phù hợp, chính xác. Tại phòng tiêm, điều dưỡng viên đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc thực hành tiêm chủng “đúng loại vắc xin – đúng đường tiêm – đúng liều lượng sử dụng”. Do đó, trước khi tiêm cho vắc xin, điều dưỡng VNVC sẽ thực hiện quy trình đối chiếu thông tin người tiêm, công bố, mời Khách hàng cùng giám sát thông tin, hạn sử dụng, tính toàn vẹn, cảm quan trên vỏ hộp, lọ vắc xin.
Sau khi tiêm, Khách hàng cần ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi sức khỏe sau tiêm cũng như kịp thời xử lý các trường hợp cần thiết nếu có xảy ra. Đồng thời, nhân viên y tế cũng sẽ hướng dẫn Khách hàng cách theo dõi các phản ứng sau tiêm tại nhà tối thiểu 48 giờ và hỗ trợ tư vấn sức khỏe, cách xử trí phản ứng sau tiêm mọi lúc mọi nơi qua hệ thống tổng đài, fanpage hoạt động 24/7 của VNVC.
Để được tư vấn, đặt lịch tiêm chủng vắc xin, đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:
Quý Khách hàng có thể tải VNVC Mobile App dễ dàng bằng 2 link sau:
Tiêm HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
KHÔNG! Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào ghi nhận về việc tiêm vắc xin phòng HPV ảnh hưởng có đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc, chậm kinh, mãn kinh sớm, gây vô sinh hay làm ảnh hưởng đến quá trình trẻ em dậy thì.
Tìm hiểu thêm: Tiêm HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tác động thế nào?
Đã bị nhiễm HPV có nên tiêm vắc xin không?
CÓ! HPV (Human Papilloma Virus) là một loại virus gây u nhú ở người với hơn 200 tuýp HPV. Trong đó có khoảng 40 tuýp có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến đường sinh dục, được chia thành nhóm “nguy cơ thấp” và nhóm “nguy cơ cao” đối với khả năng gây ung thư. Chuyên gia cho biết nếu đã nhiễm HPV thì vẫn có nguy cơ nhiễm các tuýp HPV còn lại, bởi không có khả năng một người nhiễm hết tất cả các tuýp của HPV. Do vậy, nếu một người đã nhiễm HPV thì vẫn nên tiêm ngừa để được bảo vệ trước nguy cơ nhiễm các tuýp còn lại.
Nam giới có nên tiêm phòng HPV không?
CÓ! Chuyên gia cho biết không riêng nữ giới mà nam giới cũng là đối tượng cần phải tiêm HPV đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa các bệnh ung thư sinh dục phổ biến hiện nay, đặc biệt là ung thư hầu họng, hậu môn, dương vật… Bởi nghiên cứu cho thấy của CDC Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ lưu hành HPV ở nam giới so với nữ giới lần lượt là 91% và 85%. Ngoài ra, theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) tỷ lệ nhiễm HPV qua đường miệng nói chung ở nam và nữ lần lượt là 11,5% và 3,2%. Tỷ lệ nhiễm HPV đường miệng nguy cơ cao (HR-HPV) ở nam giới là 7,3% cao hơn ở nữ giới là 1,4%. Nam giới có tỷ lệ nhiễm HPV 16 qua đường miệng cao gấp 6 lần so với nữ giới, trong khi tỷ lệ thải loại HPV ở nam giới thấp hơn so với nữ giới.
Tìm hiểu thêm: Bảng giá tiêm HPV cho nam bao nhiêu tiền? Chi phí cho 3 mũi vắc xin.
Mặt khác, hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp xét nghiệm tầm soát sớm các loại ung thư HPV ở nam giới được phê duyệt. Chính vì vậy, nam giới nên tiêm phòng HPV từ năm 9-45 tuổi càng sớm càng tốt để đảm bảo miễn dịch cao, nhất là khi chưa quan hệ tình dục.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tiêm HPV rất quan trọng và cần thiết vì HPV có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, đối tượng, nên tuyệt đối không được chủ quan. Cần lưu ý rằng, tiêm vắc xin HPV không có nghĩa là loại bỏ 100% nguy cơ nhiễm các bệnh do HPV, vì thế, mỗi người vẫn cần tạo thói quen sinh hoạt khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh.
Có cần xét nghiệm HPV trước khi tiêm vaccine không?
KHÔNG! Hiện nay không có khuyến cáo xét nghiệm hoặc thăm khám phụ khoa trước khi thực hiện tiêm HPV. Nam và nữ từ 9-45 tuổi nằm trong độ tuổi tiêm vắc xin, không thuộc nhóm chống chỉ định tiêm HPV thì đều có thể tiêm loại vắc xin này để phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV gây ra.
Tiêm ngừa HPV có an toàn không?
Vắc xin HPV RẤT AN TOÀN! Trước khi được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ phê duyệt và cấp phép sử dụng, vắc xin HPV phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt trên nhiều đối tượng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ. Kể cả sau khi được cấp phép, CDC và FDA tiếp tục theo dõi mọi vấn đề hiếm gặp hoặc mới xảy ra sau khi tiêm vắc xin thông qua 3 hệ thống để giám sát độ an toàn của vắc xin:
Do đó, tất cả các giới trong độ tuổi 9-45 tuổi nên chủ động tiêm HPV để đảm bảo được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus đặc biệt nguy hiểm này.
Đến tháng có tiêm HPV được không?
CÓ! Theo đó, việc đến kỳ kinh nguyệt không nằm trong các trường hợp chống chỉ định/ hoãn tiêm hoặc thận trọng khi sử dụng vắc xin HPV. Bởi các nghiên cứu cho thấy kinh nguyệt không ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của vắc xin HPV cũng như hiệu quả vắc xin HPV đối với đối tượng được tiêm chủng. Chính vì vậy, phụ nữ nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, sức khỏe bình thường vẫn có thể tiêm vắc xin HPV theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Đang đến tháng có tiêm HPV được không? Kỳ kinh nguyệt có phải kiêng?