Luật Sư Huỳnh Phi Long
Bạn đang tìm kiếm luật sư giỏi An Giang? Bạn muốn được tư vấn về nhiều lĩnh vực đa dạng? Địa chỉ các văn phòng luật sư tại Long Xuyên quá mơ hồ? Đừng lo lắng vì ở đây chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin chính xác nhất về danh sách luật sư giỏi, văn phòng luật sư tại TP Long Xuyên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung
Danh bạ luật sư giỏi tại TP Long Xuyên, An Giang
Không chỉ có luật sư Nguyễn Văn Hùng, danh sách luật sư giỏi An Giang còn phải kể đến 4 cái tên sau đây – những người được người dân tại TP Long Xuyên ưu ái gọi là “những người đi tìm lẽ phải”.
Với chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy không có địa chỉ trực tiếp tại An Giang nhưng luật sư Vân vẫn hỗ trợ tư vấn luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý tại An Giang. Luật sư Vân đã có 16 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến các lĩnh vực: hình sự, dân sự, tài chính, di chúc, lao động – bảo hiểm xã hội, đầu tư,….
Trong đó, Luật sư Vân là luật sư nổi tiếng và có kinh nghiệm nhiều nhất trong lĩnh vực chung cư bất động sản. Những khách hàng lớn của luật sư Vân phải kể đến là Chung cư Thảo Điền Pearl, Công ty Cổ phần Đại ốc và Xây dựng SSG2 và một tập đoàn bất động sản lớn khác.
Hiện nay, Luật sư đang trực tiếp tư vấn và bảo vệ quyền lợi cho ban Quản trị một số chung cư như: Phú Thạnh, Caltavil Hoàn Cầu, Nam Long Quận 7, Đạt Gia, Võ Đình,…
Mặc dù là một luật sư nữ nhưng bà Thái Thị Diễm Trúc cũng sở hữu một “kho tàng” chuyên môn và các vụ án lớn nhỏ không thua kém gì các luật sư giỏi An Giang khác.
Được biết, luật sư Trúc hiện là thành viên Đoàn Luật sư tỉnh An Giang do đó các lĩnh vực mà luật sư đã giải quyết/ bào chữa cũng vô cùng đa dạng và mở rộng ở nhiều lĩnh vực. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng, tư pháp, tư vấn,… cùng việc hoạt động ở nhiều môi trường khác nhau như Tòa án, doanh nghiệp, văn phòng luật sư nên kiến thức chuyên môn của luật sư Trúc rất chuyên sâu.
Có thể nói, người dân tìm đến văn phòng luật sư tại Long Xuyên của luật sư Trúc để được tư vấn và hỗ trợ không chỉ vì sự tận tâm của chị với từng khách hàng mà còn vì những thành tựu mà chị đã đạt được.
Thông tin liên hệ của luật sư Thái Thị Diễm Trúc:
Địa chỉ văn phòng/ Công ty: Số 10/4, đường Lê Hồng Phong, phường Mỹ Bình,Tp Long Xuyên
Không học sư phạm có được làm giáo viên không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Từ quy định trên thấy được rằng người không học sư phạm vẫn có thể được làm giáo viên. Tuy nhiên để trở thành giáo viên người chưa có bằng cử nhân sư phạm bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đồng thời có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học được ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT.
Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học theo mục IV sẽ gồm 35 tín chỉ, trong đó:
– Phần bắt buộc là 31 tín chỉ, bao gồm:
+ Khối kiến thức chung với các học phần: Sinh lý học trẻ em; Tâm lý học giáo dục, giáo dục học, giao tiếp sư phạm; Quản lý hành vi của học sinh; Quản lý nhà nước về giáo dục.
+ Khối kiến thức chuyên ngành với các học phần: Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình môn học; Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Phương pháp dạy học: (chọn 01 trong các phương pháp dạy học: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ); Đánh giá học sinh; Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học.
+ Thực tập sư phạm: Thực tập sư phạm 1 và thực tập sư phạm 2.
– Phần tự chọn là 04 tín chỉ, chọn 02 học phần trong 07 học phần: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Xây dựng môi trường giáo dục; Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học; Phối hợp với gia đình và cộng đồng; Công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội; Tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THCS, THPT
Theo mục IV chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên THCS, THPT ban hành kèm Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT, chương trình học sẽ gồm 17 tín chỉ khối học phần chung và 17 tín chỉ khối học phần nhánh THCS hoặc nhánh THPT. Cụ thể:
+ 15 tín chỉ bắt buộc với các học phần: Tâm lý học giáo dục; Giáo dục học; Lý luận dạy học; Đánh giá trong giáo dục; Quản lý nhà nước về giáo dục; Giao tiếp sư phạm; Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
+ 2 tín chỉ là 1 trong các học phần: Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông; Kỷ luật tích cực; Quản lý lớp học; Kỹ thuật dạy học tích cực; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…
– Học phần nhánh: 17 tín chỉ học phần theo nhành THCS hoặc nhánh THPT sẽ được chia thành các học phần lựa chọn theo môn học; học phần thực hành, thực tập bắt buộc và học phần lựa chọn.
– Học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 (năm) điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.
+ Khi hoàn thành khối học chung và học phần nhánh THCS thì người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng THCS;
+ Khi hoàn thành khối học chung và học phần nhánh THPT thì người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng THPT;
+ Trường hợp hoàn thành cả hai học phần nhánh thì người học được cấp hai chứng chỉ riêng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chung đối với giáo viên THCS, THPT.
Trên đây là nội cung bài viết của Luật Hoàng Phi về Không học sư phạm có được làm giáo viên? Mong rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích để quý độc giả tham khảo.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Không học sư phạm có được làm giáo viên? đã được giải đáp ở trên, để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định.
Nghiệp vụ sư phạm là chương trình đào tạo dành cho những người có nguyện vọng trở thành giáo viên nhưng không qua đào tạo đơn vị, cơ sở đào tạo giáo dục.
Chứng chỉ này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng giảng dạy chuyên ngành để giúp chủ sở hữu chuyển giao hiệu quả các kiến thức về chuyên ngành chính của mình.
Mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là nhằm để trang bị cho đối tượng bồi dưỡng hệ thống các kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được thực hiện theo hình thức tín chỉ.
Hàng năm, các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng thông báo kế hoạch bồi dưỡng cho năm sau đối với các đối tượng được quy định. Điều kiện dự tuyển bao gồm:
– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
– Có đủ sức khoẻ để tham gia bồi dưỡng.
– Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.
Theo Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
– Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định.
– Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT.