Tổng Gdp Của Nhật Bản
Số liệu do văn phòng Nội các Nhật Bản công bố cho thấy, GDP bình quân đầu người danh nghĩa của Nhật Bản đã giảm từ mức 40.034 USD năm 2021 xuống còn 34.064 USD năm 2022, đây là mức GDP bình quân đầu người thấp nhất trong trong Nhóm G7, còn trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vị trí của Nhật Bản cũng giảm 1 bậc xuống vị trí 21/38 thành viên.
Các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm trong nước
Căn cứ Điều 9 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:
- Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập như sau:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập thông tin; tổng hợp thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước để biên soạn GDP, GRDP.
+ Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TKQG, Biểu 02/TKQG, Biểu 03/NLTS, Biểu 04/NLTS, Biểu 05/CNXD và Biểu 06/TMDV quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.
+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TCT, Biểu 02/TCT, Biểu 03/TCT, Biểu 04/TCT, Biểu 05/TCT, Biểu 06/TCT, Biểu 07/TCT, Biểu 08/TCT, Biểu 09/TCT và Biểu 10/TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.
- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:
+ Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.
GDP, GDP bình quân đầu người là gì?
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.
Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.
Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.
GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay
Theo Tổng cục Thống kê tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD . GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).
Nguyên tắc biên soạn và công bố GDP của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:
- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.
- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.
- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Tên chính thức: Nhật Bản
Thủ đô: Tokyo
Dân số: ~ 127 triệu người
Diện tích: 377,944 km2
Đơn vị tiền tệ: JPY (Japan Yen)
Ngôn ngữ chính: Tiếng Nhật
Các thành phố lớn: Tokyo, Kyoto, Osaka, Hokkaido
Nhật Bản nằm ở biển Thái Bình Dương của Châu Á, bao gồm 4 đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu cùng hơn 3,000 đảo nhỏ; trong đó Honshu là đảo chính, chiếm 60% diện tích cả nước. Diện tích cả nước đa phần là núi nên người dân nơi đây chủ yếu sống tại các vùng eo biển. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn, cảnh sắc thiên nhiên Nhật Bản vẫn vô cùng đẹp đẽ, xen giữa những tòa nhà cao tầng hiện đại và những ngọn đồi, ngọn núi xanh mướt. Đặc biệt, vào những ngày xuân, các bạn sinh viên chắc chắn sẽ choáng ngợp với sắc hoa anh đào nở rộ trên các con đường, công viên hay những ngọn đồi. Ngồi giữa thiên nhiên mùa xuân cùng bạn bè, ăn những món ăn nhẹ picnic và ngắm hoa anh đào sẽ là trải nghiệm mà các bạn không bao giờ quên.
Khí hậu trên cả nước Nhật biến đổi từ Bắc vào Nam, chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu. Tuy nhiên ở vùng ven biển đông dân cư, khí hậu nhìn chung là ôn hòa, dễ chiu, đặc biệt vào mùa xuân và mùa thu. Mùa hè tại đây thời tiết sẽ nóng ẩm do có gió từ Thái Bình Dương thổi đến với nhiệt độ trung bình khoảng 30°C. Ngược lại, mùa đông thời tiết sẽ khô, lạnh và có tuyết rơi. Điểm đáng lưu ý là khác với Việt Nam, mùa xuân tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 3.
Chính vì khí hậu thay đổi mạnh mẽ như vậy mà các bạn sinh viên sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoài trời thú vị, ví dụ như leo núi ngắm hoa và mùa xuân, mặc kimono, ăn kem và tham gia lễ hội pháo hoa mùa hè, hay trượt tuyết, ném tuyết và mùa đông. Tất cả những trải nghiệm đó chắc chắn sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ không bao giờ quên của các bạn.
Tuy là một đất nước nhỏ phần lớn là đảo, nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, Nhật Bản hiện tại là một nước có nền kinh tế, công nghiệp, tài chính thương mại, dịch vụ và khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của quốc gia này hiện tại đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều; là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới.
Nói tới xã hội và con người Nhật Bản, chắc hẳn bạn trẻ nào cũng ngay lập tức nghĩ tới tính kỉ luật, trách nhiệm và nghiêm túc trong công việc. Người dân Nhật vô cùng lịch sự, chỉn chu, trung thực và coi trọng lễ nghĩa. Với những người thân quen, họ đối xử rất nhiệt tình, tôn trọng và chân thành. Chính bởi vậy mà các bạn sinh viên luôn có được cuộc sống thuận lợi khi du học Nhật Bản; đồng thời học hỏi không những kiến thức mà còn cả những đức tính vô cùng đáng quý của người dân nơi đây. Đó là những điều quý giá mà các bạn chắc chắn không thể dễ dàng thấy được ở bất cứ đâu; và chính những đức tính đó đã làm nên thành công của người Nhật, cũng sẽ làm nên thành công của bạn sau này.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có một nền văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc với những bộ kimono, trà đạo, cắm hoa, hay các lễ hội cổ truyền. Nhờ vậy mà xử sở mặt trời mọc này đã trở thành nơi giao hòa giữa truyền thống cổ xưa và công nghệ hiện đại, mang tới vô vàn những trải nghiệm lý thú cho du học sinh.
Tại Nhật Bản, các bạn sinh viên có thể ở trong kí túc xá hoặc thuê trọ ở ngoài. Tuy nhiên, nếu các bạn mới tới Nhật, việc ở kí túc xá sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Các trường hầu hết đều sẽ hỗ trợ sắp xếp nơi ở phù hợp cho bạn, chỉ cần bạn đăng ký với trường trước đó.
Mỗi bạn sinh viên sẽ cần khoảng 60,000 – 100,000 yên/tháng cho sinh hoạt phí tại Nhật Bản; trong đó bao gồm các chi phí chính như: tiền nhà (25,000 – 35,000 yên), tiền ăn (20,000 – 30,000 yên), đi lại (~ 5,000 yên), và các chi phí khác như điện, nước, giải trí, quần áo,… Chi phí này thậm chí có thể thấp hơn nếu bạn biết chi tiêu hợp lý.
Sinh viên Du học Nhật Bản có thể sử dụng các phương tiện công cộng để đi lại như xe bus, tàu điện hoặc tự mua xe đạp để di chuyển chủ động hơn. Phương tiên công cộng tại Nhật được xây dựng với chất lượng cao, luôn chính xác thời gian tới từng phút nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng chúng. Riêng đối với bạn có xe đạp riêng, hãy chú ý đăng ký “chống mất cắp” khi mua xe và để xe đúng nơi quy định. Nếu xe của bạn để sai chỗ, bạn có thể sẽ bị phạt tới 3,000 yên/lần đấy.
Nhật Bản là một quốc gia có dân số già, nên cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên luôn luôn rộng mở. Công việc phổ biến là phục vụ quán ăn, phụ bếp, trông cửa hàng,…hay gia sư tiếng Anh với mức lương ~ 800 – 1,200 Yên/tháng. Chính phủ Nhật cho phép sinh viên làm việc tối đa 28 giờ/tuần, gần như cao nhất trên thế giới.
Nhật Bản là quốc gia an toàn nhất trên thế giới với tỉ lệ tội phạm, trộm cắp luôn ở mức rất thấp. Các bạn có thể đi dạo vào giữa đêm khuya trên con đường vắng mà không cần lo ngại nhiều. Người Nhật có thói quen lịch sự là đi cách xa bạn để không làm bạn lo lắng về sự an toàn cá nhân.
Các thành phố tại Nhật đều rất hiện đại và nhộn nhịp. Các quán ăn như Matsuya, Yoshinoya,… hay các siêu thị, cửa hàng tiên lợi luôn mở cửa 24/24 phục vụ sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy những quán café, trung tâm thương mại hay các khu chợ đêm địa phương để tham quan. Vào cuối tuần, bạn có thể tới công viên, các khu vực giải trí hay đi tàu lên núi dã ngoại vô cùng dễ dàng để có trải nghiệm riêng cho mình.