Dự Báo Du Lịch Việt Nam 2025
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam tương đối mạnh
TĂNG TRƯỞNG GDP NĂM 2025 Ở MỨC 6,6%
Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6%. Theo UOB, Quốc hội Việt Nam đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 7,0% cho năm 2024 và 6,5 - 7,0% cho năm 2025, trong khi "nỗ lực" để đạt mức 7,0 - 7,5%.
“Tuy nhiên, với việc Mỹ chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới, khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện”, chuyên gia UOB đưa ra khuyến nghị.
Một rủi ro chính cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng đối với Việt Nam, vì thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Việt Nam đã tăng hơn 2,5 lần từ 39,5 tỷ USD năm 2018 lên gần 105 tỷ USD năm 2023.
Cũng theo các chuyên gia của UOB, với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và kéo dài sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước sẽ không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách.
Hiện ,chỉ số lạm phát vẫn ở dưới mục tiêu 4,5% kể từ tháng 6/2023, do đó giảm bớt phần lớn áp lực cho nhà điều hành.
“Dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời Tổng thống Donald Trump và sức mạnh của đồng USD đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chú ý tới áp lực giảm giá đối với VNĐ. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn chính sẽ duy trì ở mức 4,5%”, chuyên gia UOB dự báo.
Bên cạnh đó, mặc dù có nền tảng vững chắc, VNĐ vẫn bị kìm kẹp bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD hồi phục khi thị trường định giá lại với kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0.
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vẫn đang chịu nhiều thách thức. Hàng loạt giải pháp kích ...
Trước dư địa lớn trong hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Mỹ, để trở thành đối tác và nhà cung cấp đáng tin cậy cho chuỗi giá trị ...
Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ, ông Vũ Đăng Minh, cho biết sẽ ưu tiên sắp xếp và giữ chân những cá nhân có trình độ vượt ...
Với nhu cầu sử dụng than tiếp tục tăng, đạt đỉnh vào 2030-2035, Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương mới đây đã đưa ra dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam.
Theo thông tin tại dự thảo này, với nhu cầu sử dụng than tiếp tục tăng, đạt đỉnh vào 2030-2035, Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.
Theo thông tin từ Bộ này, hiện nay, ngành than gồm 2 đơn vị sản xuất than chính là Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc, chiếm khoảng 95% tổng sản lượng than toàn ngành.
[TKV tăng sản xuất than chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường]
Số liệu cho thấy than tiêu thụ trong nước tăng nhanh từ 27,8 triệu tấn năm 2011 (chiếm 62,2% tổng lượng than tiêu thụ) lên 38,77% triệu tấn năm 2015 (chiếm 96,8%) và khoảng 53,52 triệu tấn năm 2021 (chiếm 96,7%).
Như vậy, khối lượng than tiêu thụ hiện nay tăng gấp trên 2 lần so với năm 2011; trong đó, chủ yếu là than cho sản xuất điện có tốc độ tăng trưởng lớn, gần 4 lần và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các hộ tiêu thụ than.
Bộ Công Thương dự báo Việt Nam là nước đang phát triển, do đó, nhu cầu năng lượng sơ cấp, trong đó có than thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao đạt đỉnh vào giai đoạn năm 2030-2035.
Sau đó sẽ giảm dần do nhiều nhà máy nhiệt điện than sẽ dừng hoạt động sau năm 2035 và điều này phù hợp với lộ trình phát triển ngành năng lượng.
Dự báo nhu cầu sử dụng than của Việt Nam sẽ khoảng từ 94-97 triệu tấn vào năm 2025 và tăng lên đạt đỉnh khoảng 125-127 triệu tấn vào năm 2030; đến 2045, nhu cầu than sẽ giảm còn 73-76 triệu tấn/năm.
Trên cơ sở tài nguyên và trữ lượng than, điều kiện địa chất và công nghệ khai thác, Bộ Công Thương cho biết dự kiến khả năng huy động than tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 đạt từ 43-47 triệu tấn than thương phẩm/năm. Sau đó, giảm dần vào giai đoạn 2035-2045 còn khoảng 45 triệu tấn than.
Nhu cầu than năng lượng sau năm 2040 sẽ sụt giảm do chuyển dịch năng lượng đáp ứng mục tiêu giảm phát thải, than sử dụng cho các mục đích phi năng lượng như phân đạm, hóa chất, hydro sẽ được khuyến khích phát triển để đảm bảo phát triển bền vững ngành than trong nước. Do vậy, than thương phẩm sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu với các chủng loại than chất lượng cao.
Theo dự báo, nhu cầu than sẽ ngày càng tăng cao đến năm 2035 từ 94-127 triệu tấn/năm, chủ yếu do sự gia tăng nhu cầu cho sản xuất điện và các ngành kinh tế như xi măng, luyện kim, hóa chất, sau đó sẽ giảm dần còn từ 73-76 triệu tấn vào năm 2045.
Trong khi đó, than thương phẩm sản xuất trong nước chỉ duy trì khoảng 45-47 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn 42-44 triệu tấn/năm vào 2045.
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất, dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50-83 triệu tấn vào giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn khoảng 32-35 triệu tấn vào năm 2045.
Bộ Công Thương nhận định tiềm năng tài nguyên than là có hạn, mức độ thăm dò hạn chế; điều kiện khai thác ngày càng khó khăn do khai thác xuống sâu, đi xa hơn dẫn đến chi phí sản xuất than và giá thành sản phẩm than tăng cao.
Bên cạnh đó, ngành than không thể gia tăng đột biến sản lượng khai thác và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên...
Các doanh nghiệp ngành mỏ cũng phải đối mặt với việc thiếu hụt lao động do môi trường nặng nhọc, ảnh hưởng sức khỏe và xu thế chuyển dịch năng lượng ngành than cũng đòi hỏi cắt giảm sản lượng khai thác hoặc chuyển sang chế biến các sản phẩm ít phát thải hơn.
Tại dự thảo này, Bộ Công Thương cho hay về thị trường than giai đoạn đến 2030, hầu hết than trong nước sẽ được ưu tiên cấp cho sản xuất điện để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chiếm khoảng 85-90% (tương ứng 39-42 triệu tấn) tổng sản lượng than thương phẩm khai thác.
Cùng với đó, Việt Nam phải nhập khẩu than nhiều nhất khoảng 80 triệu tấn vào năm 2030. Trong giai đoạn này, Việt Nam từng bước hình thành thị trường than với nhiều người bán và nhiều người mua, đa dạng hóa nguồn than và các đầu mối cung cấp than.
Để đảm bảo phát triển ngành than, tại dự thảo, Bộ Công Thương cho biết, về cơ chế chính sách, nhà nước tổ chức điều tra, đánh giá đối với Bể than sông Hồng và một số bể than khác thuộc vùng thềm lục địa Việt Nam để đảm bảo yêu cầu cho thăm dò, phát triển các dự án khai thác than; ban hành cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đầu tư thăm dò và khai thác than ở nước ngoài, tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn than nhập khẩu về Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước.
Các địa phương có tài nguyên than ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị ngành than trong giải phóng mặt bằng, tái định cư để thăm dò, khai thác.
Bộ này cũng đề xuất Chính phủ chỉ đạo, điều hành giá bán than sản xuất trong nước theo cơ chế thị trường, đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế và có mức lợi nhuận hợp lý để phát triển bền vững doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than; ban hành chỉ số giá than trong giao dịch than nhập khẩu phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế...
Ngoài ra, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, liên danh, liên kết với các đối tác nước ngoài để thực hiện các dự án khai thác than tại các khu vực mà ngành than còn chưa làm chủ được công nghệ; tiếp nhận công nghệ trong chế tạo thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, kinh doanh mỏ.../.
Theo Cục quản lý xuất nhập cảnh quốc gia của Trung Quốc, nhờ nới lỏng du lịch xuyên biên giới, Trung Quốc đã ghi nhận gần 40 triệu lượt xuất nhập cảnh trong 2 tháng sau khi mở cửa biên giới từ ngày 8/1 - 7/3, tăng 112,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc đã tăng vọt kể từ đó cuối năm 2022.
Mặc dù những con số này cũng được thúc đẩy nhờ mùa cao điểm dịp Tết Nguyên đán và còn thấp so với trước đại dịch (số tháng 2/2023 chỉ hơn 11% so với mức trung bình của năm 2019 là 6,2 triệu chuyến bay, theo dữ liệu của CAAC), nhưng xu hướng tăng sẽ tiếp diễn khi các hãng hàng không liên tục mở rộng các đường bay quốc tế mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong thời gian tới.
Đối với những quốc gia đủ điều kiện tham gia tour du lịch theo đoàn của Trung Quốc từ ngày 6/2, cụ thể là Thái Lan, Singapore và Philippines, lượng khách đến từ Trung Quốc trong tháng 2 đã chứng kiến tốc độ tăng nhanh rõ rệt so với tháng trước
Trong khi đó, tại Việt Nam, lượng khách Trung Quốc cũng ghi nhận tăng đột biến trong tháng 2, đạt 55.000 lượt, cao hơn cả Singapore, dù thời điểm này Chính phủ Trung Quốc chưa chính thức cho phép các hãng lữ hành bán tour du lịch đến Việt Nam.
Tuy vậy, con số này chỉ bằng 11% so với mức trung bình hàng tháng của năm 2019, và tất nhiên vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (4%).
Kể từ khi Việt Nam mở cửa lại biên giới, các thị trường khách du lịch quốc tế chính bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN nhờ chính sách miễn thị thực của Việt Nam cho công dân các nước này cũng như việc sớm dỡ bỏ các hạn chế đi lại. Hiện nay, khách du lịch từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam (chiếm 25% năm 2022 và 31% trong 2T-2023).
Đánh giá về triển vọng khách du lịch Trung Quốc, Chứng khoán Rồng Việt cho rằng xu hướng phục hồi của khách Trung Quốc đến Việt Nam là tất yếu trong năm 2023, được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thứ nhất, việc cho phép bán tour du lịch vào Việt Nam diễn ra trước mùa cao điểm như kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động tháng 5 (29/4 – 3/5) và dịp hè của Trung Quốc.
Trong ngắn hạn, người Trung Quốc dường như tập trung vào du lịch chặng ngắn hơn chặng dài, một phần nhờ chi phí đi lại bằng đường hàng không thấp hơn. Ví dụ, một số chuyến bay chặng dài từ Trung Quốc đến châu Âu phải đối mặt với giá vé máy bay cao hơn không chỉ do giá nhiên liệu ở mức cao mà còn do các đường dài hơn để tránh các hạn chế về không vận do Nga áp đặt.
Trên thực tế, dữ liệu đặt vé sớm trong năm nay cho thấy mức độ phổ biến đối với Hồng Kông, Thái Lan và các điểm đến Đông Nam Á khác, theo Dragon Trail International. Đây là những tín hiệu cho sự phục hồi tích cực của khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam vào năm nay.
Thứ hai, các công ty du lịch và hãng hàng không có đủ thời gian cần thiết để đẩy mạnh hoạt động và nắm bắt tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng. Sau khi Trung Quốc cho phép khách đoàn đến Việt Nam từ 15/3, các hãng hàng không trong nước đồng loạt lên kế hoạch bổ sung nhiều chuyến bay theo lịch trình và thuê chuyến đến Trung Quốc.
Vietjet Air mở lại các đường bay đến Thiên Tân, Trương Gia Giới, Thành Đô, Thượng Hải, Thâm Quyến, Hàng Châu, Vũ Hán; Vietravel Airlines khai thác các chuyến bay thuê chuyến đến Hàng Châu, Thường Châu, Côn Minh.
Vietnam Airlines dự kiến mở lại các đường bay đến Nam Kinh, Thâm Quyến, Hàng Châu, Tứ Xuyên trong tháng 4, bên cạnh các đường bay hiện tại là Hà Nội/TPHCM đi Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu với tần suất 12 chuyến/tuần. Hãng cũng sẽ tăng cường sử dụng tàu thân rộng Airbus A350 và Boeing 787 trên các đường bay Trung Quốc.
Câu hỏi quan trọng hiện nay là lượng khách Trung Quốc quay trở lại Việt Nam sẽ tăng mạnh như thế nào vào năm 2023? Kịch bản cơ sở của VDSC ước tính lượng khách du lịch Trung Quốc có thể đạt 20% so với mức của năm 2019, đạt 1 triệu du khách vào năm 2023, thấp hơn một chút so với tốc độ phục hồi của lượng khách du lịch Hàn Quốc vào năm 2022 do sự khác biệt trong chính sách miễn thị thực.