Tối 25/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Văn Sỹ, 66 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long.

Những quy định về hợp đồng thực tập

– Yêu cầu về người lao động: Người học nghề phải đủ 14 tuổi và có đủ sức khỏe phù hơp với yêu cầu của nghề, ngoại trừ một số nghề đã được quy định tại Bộ Lao động – Thương binh.

– Yêu cầu về người sử dụng lao động: không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Do đó, một số cơ sở yêu cầu thu học phí để đào tạo hoặc thu học phí mới được tiến hành thực tập.

– Hợp đồng đào tào nghệ phải được ký kết khi đào tào, nâng cao trình độ tay nghề ở trong nước và nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kinh phí do tài trợ… Hợp đồng được chia làm 2 bản.

– Mức lương thực tập được quy định theo Luật lao động khi người học nghề, tập nghề trong thời gian thực tập trực tiếp hoặc tham gia lao động để làm ra sản phẩm đúng quy cách. Người học nghề sẽ được trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra.

– Nội dung hợp đồng lao động bao gồm các mục chủ yếu: Nghề đào tào, địa điểm đào tạo, chi phí đào tào, thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo, trách nhiệm hoàn trả chi phí, trách nhiệm của người sử dụng lao động.

– Theo Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời gian, hoặc xác định từ đủ 3 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động không xác định thời hạn hoặc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người học nghề theo hợp đồng học nghề, luật Bảo hiểm xã hội không quy định bắt buộc về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp. Sau thời gian học nghề, người lao động được ký hợp đồng có thời gian 12 tháng như công ty đã cam kết thì phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Sinh viên thực tập có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về “Hợp đồng thực tập sinh”. Bộ luật lao động 2019 thì quy định hợp đồng lao động chỉ gồm 2 loại, đó là: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn (căn cứ Điều 20 Bộ luật lao động 2019).

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2; Khoản 3, Điều 85; Khoản 1, Điều 124 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng (từ ngày 1/1/2018 bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng).

Theo quy định trên quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thì người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội. Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về lương thực tập năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Thực tập sinh là công việc thực tế để người học có thêm kinh nghiệm và hiểu được ngành nghề mà mình chọn. Thực tập sinh thường là những sinh viên mới ra trường hoặc đang học năm cuối. Tuy nhiên, hiện nay có không ít những bạn sinh viên năm 2, năm 3 đã bắt đầu xin đi thực tập để trau dồi kinh nghiệm. Khi đi làm, một thực tập sinh sẽ hỗ trợ công ty các công việc khác nhau tùy vị trí làm việc và lĩnh vực. Tất cả sẽ là nền tảng để bạn phát triển sự nghiệp sau này.

Trong thời gian thực tập, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:– Làm tăng giá trị CV– Tìm hiểu được bản thân muốn hay không muốn làm gì– Học hỏi bằng việc quan sát thực tế– Nhận được những phản hồi chuyên nghiệp– Tạo dựng mối quan hệ hữu ích cho tương lai– Có thêm thu nhập, ý thức hơn về giá trị của đồng tiền

Mỗi một lĩnh vực sẽ có yêu cầu khác nhau về vị trí thực tập sinh, do đó nó cũng dẫn tới sự chênh lệch về mức lương. Dưới đây là một số ngành nghề, lĩnh vực có mức lương khá cao dành cho thực tập sinh có thể đến như:– Thực tập IT– Thực tập sinh bác sĩ– Thực tập sinh marketing

Bộ luật mới gồm 6 chương 55 điều, vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 31 Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) khóa 13 của Trung Quốc và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Luật quy định rõ cha mẹ hoặc người giám hộ khác của trẻ vị thành niên có trách nhiệm thực hiện giáo dục gia đình. Trong khi chính quyền, nhà trường và xã hội hướng dẫn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho giáo dục gia đình. Luật cũng đưa ra những hình thức nhắc nhở, khiển trách khi cha mẹ/người giám hộ hoặc các cơ quan công quyền có những hành vi sai trái trong nuôi dạy con hoặc trong quá trình hỗ trợ, giám sát hành vi giáo dục gia đình của cha mẹ trẻ.

Ông Quách Lâm Mậu (Guo Linmao), Chủ nhiệm Phòng Pháp luật Xã hội thuộc Ủy ban Công tác Pháp chế của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc cho rằng, luật đã thay đổi tình trạng “gia đình chỉ là sự kéo dài của lớp học”, cha mẹ chỉ là “trợ lý” của giáo viên ở nước này hiện nay, đồng thời làm nổi bật vị trí và vai trò quan trọng của giáo dục gia đình, giải phóng giáo dục gia đình khỏi vị thế “lệ thuộc” với giáo dục nhà trường, thực sự đạt tới sự phối hợp lẫn nhau giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình, nhằm cung cấp sự bảo vệ pháp lý đầy đủ và mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy sự trưởng thành lành mạnh và phát triển toàn diện của trẻ vị thành niên.

Một trong số các nội dung quan trọng được đưa vào “Luật thúc đẩy giáo dục gia đình” của Trung Quốc là việc yêu cầu cha mẹ và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm đảm bảo “giảm áp lực kép” liên quan đến bài tập về nhà và học thêm ngoài giờ với học sinh. Nội dung này được các chuyên gia Trung Quốc đánh giá là “điểm sáng” của bộ luật.

Điều 26 chương 3 về sự hỗ trợ của nhà nước nêu rõ: “Chính quyền nhân dân địa phương cấp quận hoặc huyện trở lên cần tăng cường giám sát quản lý, giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà và đào tạo ngoài trường học của học sinh trong giai đoạn giáo dục bắt buộc.”

Với phụ huynh, điều 22 chương 2 về trách nhiệm gia đình cũng chỉ ra rằng: “Cha mẹ hoặc người giám hộ khác của trẻ vị thành niên phải đảm bảo bố trí hợp lý thời gian cho trẻ học tập, nghỉ ngơi, giải trí và rèn luyện thể chất, tránh làm tăng gánh nặng học tập cho trẻ và ngăn trẻ vị thành niên nghiện Internet.”

Trung Quốc đang hạ quyết tâm trong việc giảm áp lực bài vở cho trẻ trong giai đoạn phổ cập giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9. Với nước này, “giảm áp lực kép” là một “công trình mang tính hệ thống”, không chỉ đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở đào tạo ngoài nhà trường, mà còn phải phát huy vai trò “trận địa chính” của giáo dục trong nhà trường, hơn thế là sự thay đổi trong quan niệm nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh.

Cùng với các động thái mạnh tay dẹp bỏ các cơ sở đào tạo ngoài nhà trường của chính quyền, không ít các gia đình ở Trung Quốc đã thuê gia sư “chui” cho con. Sự ra đời của luật mới như một lời cảnh tỉnh đối với các hành vi này, nhắc nhở họ phải “nuôi dạy con cái theo pháp luật”, có những kỳ vọng hợp lý hơn đối với sự trưởng thành của con và hoạch định một con đường “thành tài” phù hợp hơn cho con cái mình.

Khiển trách bố mẹ để con hư hoặc phạm tội

Bên cạnh quy định trách nhiệm, cách thức, mục tiêu nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh, trong luật mới về giáo dục gia đình của Trung Quốc còn có một chương về trách nhiệm pháp luật của các tổ chức, cơ quan trong việc thực hiện chức trách của mình liên quan đến giáo dục gia đình, cũng như trách nhiệm của cha mẹ khi để con hư hoặc phạm tội.

Theo đó, các khu dân cư, hội phụ nữ nơi cư trú của trẻ vị thành niên, đơn vị nơi cha mẹ hoặc người giám hộ khác của trẻ vị thành niên làm việc, các đơn vị khác có liên hệ chặt chẽ với trẻ, như trường học (gồm cả mẫu giáo, tiểu học, trung học), khi phát hiện thấy cha mẹ hoặc người giám hộ khác của trẻ từ chối, biếng nhác trong việc thực hiện trách nhiệm giáo dục gia đình hoặc cản trở một cách bất hợp pháp người giám hộ khác thực hiện giáo dục gia đình, phải có hình thức phê bình, giáo dục, răn đe, ngăn chặn, khi cần còn phải đốc thúc cha mẹ hoặc người giám hộ chịu sự hướng dẫn về giáo dục gia đình.

Trong khi đó, về phía phụ huynh, nếu trong quá trình xử lý các vụ án, cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án phát hiện người chưa thành niên “có hành vi xấu nghiêm trọng hoặc phạm tội”, hay cha mẹ hoặc người giám hộ khác của người chưa thành niên thực hiện giáo dục gia đình không đúng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, cha mẹ hoặc người giám hộ khác sẽ bị “khiển trách” và bị buộc phải chịu sự hướng dẫn về giáo dục gia đình.

“Hướng dẫn về giáo dục gia đình” là khái niệm được đề cập đến nhiều lần trong luật mới. Chương 3 về hỗ trợ của nhà nước quy định: “Chính quyền nhân dân cấp tỉnh trở lên phải tổ chức các ban ngành liên quan phối hợp xây dựng nền tảng dịch vụ chia sẻ về thông tin giáo dục gia đình, mở trường học trực tuyến và các khóa học trực tuyến phi lợi nhuận cho phụ huynh, mở đường dây nóng và cung cấp dịch vụ hướng dẫn giáo dục gia đình trực tuyến.”

Trong khi đó, chính quyền cấp huyện trở lên và các ban ngành liên quan tổ chức thành lập các nhóm chuyên môn về dịch vụ hướng dẫn giáo dục gia đình, tăng cường đào tạo những người chuyên làm công tác này, khuyến khích nhân viên xã hội và tình nguyện viên tham gia vào các dịch vụ hướng dẫn giáo dục gia đình, xác định các cơ sở hướng dẫn về giáo dục gia đình, nhằm phục vụ cho các gia đình có nhu cầu.

Có thể nói, thời gian gần đây, trước khi nâng vấn đề giáo dục gia đình lên thành luật, Trung Quốc đã thực thi hàng loạt biện pháp và chính sách mạnh tay liên quan đến chăm sóc trẻ em, bao gồm hạn chế thời gian trẻ vị thành niên chơi game trực tuyến, kiềm chế nạn hâm mộ người nổi tiếng độc hại hay cấm các hoạt động dạy thêm quá đà.

Cùng với “giảm áp lực kép” cho trẻ, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu các trường học thúc đẩy những môn thể thao có thể thực hiện trong khuôn viên nhà trường, như bóng đá, chạy, nhảy dây... hay các bài tập và động tác đơn giản có thể tự tập ở nhà sau giờ học.

Hiện vẫn chưa thể biết những quy định này sẽ hiệu quả đến đâu và được thực thi ra sao trên thực tế, song theo ông Quách Lâm Mậu, Chủ nhiệm Phòng Pháp luật Xã hội thuộc Ủy ban Công tác Pháp chế của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giờ đây giáo dục gia đình đã từ “việc nhà” theo quan niệm truyền thống nâng tầm lên thành “việc nước” trong thời đại mới ở nước này.

Còn với ông Trữ Triêu Huy (Chu Zhaohui), nghiên cứu viên Viện Khoa học Giáo dục Trung Quốc, có một thực tế là những năm gần đây đã tồn tại một số vấn đề trong giáo dục gia đình ở Trung Quốc, gây sự quan tâm lớn của các tầng lớp xã hội. Ông “tin rằng luật này sẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục gia đình và điều chỉnh hành vi của giáo dục gia đình” ở Trung Quốc./.

Phóng viên: Xin Đại sứ cho biết mục đích và ý nghĩa chuyến công tác sắp tới của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đối với quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược?

Đại sứ Phạm Sao Mai: Nhận lời mời của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương phía Trung Quốc Vương Nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Việt Nam Bùi Thanh Sơn sẽ thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc từ ngày 8-11/12/2024.

Chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn diễn ra vào thời điểm ngay sau các chuyến thăm liên tiếp của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, cả Việt Nam và Trung Quốc đang cùng hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950-18/1/2025), có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp tục thúc đẩy thực hiện hiệu quả nhận thức chung cấp cao, tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt Nam-Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.

Tại Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, trên cơ sở định hướng “6 hơn” đã được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước nhất trí nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, hai bên sẽ cùng nhau đánh giá tổng thể hợp tác hai nước kể từ khi Phiên họp lần thứ 15 (1-2/12/2023) đến nay, thảo luận các phương hướng lớn và biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hợp tác cũng như cùng nhau tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục thúc đẩy hợp tác thiết thực trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế-thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân….

Phóng viên: Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 8, Trung Quốc nhất trí sẽ tăng cường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Thời gian qua, tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản giữa hai nước có chuyển biến gì mới, thưa Đại sứ?

Đại sứ Phạm Sao Mai: Có thể nói, hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua duy trì đà phát triển mạnh mẽ, giữ đà tăng trưởng ổn định, bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu.

Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại toàn cầu lớn thứ 5 của Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Trong tổng thể thành quả hợp tác đó, tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc luôn là một điểm sáng nổi bật. Trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 10 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Đến nay, Việt Nam đã có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm: sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây.

Trong đó, một số sản phẩm như sầu riêng, thanh long... của Việt Nam rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chiếm khoảng 1/5 tổng lượng nông sản nhập khẩu từ ASEAN.

Đặc biệt, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 8/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 nghị định thư, góp phần chính thức mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Việc hai nước ký kết các nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch nông sản đã tạo sức bật cho nhiều loại nông sản của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Trong tương lai, tôi cho rằng tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông sản giữa hai bên vẫn còn rất lớn để có thể tiếp tục khai thác, phát huy do hai nước có lợi thế là nước láng giềng, có chung đường biên giới, nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị trường Trung Quốc rất lớn, trong khi khả năng cung ứng nông sản chất lượng cao của Việt Nam dồi dào; hai nước cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đều là thành viên của các hiệp định thương mại đa phương.

Phóng viên: Hướng tới Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc, cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc dự kiến sẽ có những hoạt động gì trong năm 2025 nhằm tăng cường hơn nữa giao lưu nhân dân, thúc đẩy hiểu biết, tình cảm hữu nghị?

Đại sứ Phạm Sao Mai: Năm 2025 là dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2025) và là năm giao lưu nhân văn Việt-Trung. Có thể nói, trong 75 năm qua, tình hữu nghị do các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Trung, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Việc lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước quyết định lấy năm 2025 là Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc là một minh chứng cho thấy giao lưu nhân văn là một trong những phương hướng cơ bản, quan trọng nhất trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Hiện nay, các cơ quan liên quan của hai bên đang phối hợp chặt chẽ để tổ chức các hoạt động kỷ niệm, giao lưu nhân dân, văn hóa, nghệ thuật có ý nghĩa. Cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc hết sức mong chờ và sẵn sàng đóng góp công sức, tích cực tham gia vào các hoạt động quảng bá đất nước Việt Nam tươi đẹp, nền văn hóa đặc sắc và phẩm chất con người nồng hậu tới đất nước và nhân dân Trung Quốc, góp phần gia tăng hiểu biết giữa người dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, cùng nhau củng cố vững chắc hơn nữa nền tảng xã hội cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!